Quyết định của Tòa án Quốc tế Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân

Thành phần

Tòa án Quốc tế gồm 15 thẩm phán do Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an bầu ra. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tòa án Quốc tế là chín năm. Tòa án Quốc tế có thể có những kết luận tư vấn theo yêu cầu của một cơ quan Liên Hợp Quốc. Kết luận tư vấn không cấu thành một án lệ.

Chủ tịch Mohammed Bedjaoui Algérie
Phó Chủ tịch Stephen M. Schwebel Hoa Kỳ
Thẩm phán Shigeru Oda Nhật Bản
Thẩm phán Gilbert Guillaume Pháp
Thẩm phán Mohammed Shahabuddeen Guyana
Thẩm phán Christopher Weeramantry Sri Lanka
Thẩm phán Raymond Ranjeva Madagascar
Thẩm phán Sử Cửu Dung Trung Quốc
Thẩm phán Carl-August Fleischhauer Đức
Thẩm phán Abdul G. Koroma Sierra Leone
Thẩm phán Géza Herczegh Hungary
Thẩm phán Vladlen S. Vereschetin (ru) Nga
Thẩm phán Luigi Ferrari Bravo Ý
Thẩm phán Rosalyn Higgins Vương quốc Anh
Thẩm phán Andrés Aguilar Mawdsley

(qua đời trước khi Tòa án Quốc tế có quyết định[18])

 Venezuela
Thư ký Eduardo Valencia Ospina Colombia

Phân tích của Tòa án Quốc tế

Răn đe và "đe dọa"

Tòa án Quốc tế xem xét việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong những trường hợp nhất định với mục đích răn đe có hợp pháp hay không. Tòa án Quốc tế quyết định rằng nếu việc đe dọa tấn công hạt nhân trả đũa là cần thiết và cân xứng về mặt quân sự thì không nhất thiết là vi phạm pháp luật quốc tế.

Tính hợp pháp của việc sở hữu vũ khí hạt nhân

Tòa án Quốc tế xem xét tính hợp pháp của việc sở hữu vũ khí hạt nhân.[19] Sau khi nghiên cứu các điều ước quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tòa án Quốc tế kết luận không có một điều ước quốc tế nào dứt khoát cấm sở hữu vũ khí hạt nhân

Tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân

Tòa án Quốc tế xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không dưới những điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tòa án Quốc tế kết luận Hiến chương Liên Hợp Quốc không cấm hoặc cho phép sử dụng bất kỳ vũ khí cụ thể nào, bao gồm vũ khí hạt nhân. Một thứ vũ khí đã bị điều ước hoặc tập quán quốc tế cấm không thể trở thành hợp pháp chỉ vì được sử dụng vì một mục đích chính đáng theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tòa án Quốc tế xem xét các điều khoản, quy định của các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế về vũ khí hạt nhân. Tòa án Quốc tế kết luận rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân không bị cấm theo những điều khoản của các công ước Den Haag 1889 và 1907 về vũ khí vi khuẩn hoặc hóa học.

Đối với những điều ước quốc tế về việc mua, sản xuất, sở hữu, triển khai và thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Tòa án Quốc tế lưu ý rằng những điều ước này thể hiện sự quan tâm, lo ngại quốc tế đối với vũ khí hạt nhân và có thể được coi là báo hiệu khả năng cấm vũ khí hạt nhân trong tương lai nhưng tự bản thân nó không phải là một lệnh cấm. Đối với những điều ước quốc tế khu vực, Tòa án Quốc tế lưu ý rằng tuy thể hiện sự nhận thức của cộng đồng quốc tế về nguy cơ của vũ khí hạt nhân nhưng những điều ước này không cấu thành một tập quán quốc tế phổ biến cấm việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tập quán quốc tế cũng không cung cấp đủ cơ sở để xác định việc sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận là bất hợp pháp.[19]

Sau cùng, Tòa án Quốc tế kết luận không có một sự xác tín pháp lý rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân là bất hợp pháp. Tuy vũ khí hạt nhân đã không được sử dụng trong chiến tranh từ năm 1945 và đã có vô số nghị quyết Liên Hợp Quốc lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng Tòa án Quốc tế kết luận những sự kiện này không cấu thành một tập quán quốc tế mới tuyệt đối cấm vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, có nhiều luật nhân đạo quốc tế được áp dụng trong chiến tranh. Ví dụ: nước tham chiến không được tấn công thường dân và một số loại vũ khí sát thương không phân biệt bị cấm.[20] Tòa án Quốc tế kết luận rằng những luật nhân đạo quốc tế này được áp dụng đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tòa án Quốc tế không có kết luận về việc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không như một phương sách cuối cùng trong trường hợp sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy.

Quyết định

Tòa án Quốc tế biểu quyết thông qua bảy kết luận:[21]

  1. Tòa án Quốc tế đồng ý thụ lý đơn yêu cầu kết luận tư vấn;[22]
  2. Pháp luật quốc tế không cho phép việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân;[23]
  3. Pháp luật quốc tế không cấm việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân;[24]
  4. Việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân mà trái với đoạn 4, điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc và không đáp ứng yêu cầu của điều 51 là bất hợp pháp;[25]
  5. Việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể phù hợp với những yêu cầu của pháp luật quốc tế được áp dụng trong xung đột vũ trang, đặc biệt là những nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế và những nghĩa vụ cụ thể của điều ước và cam kết khác trực tiếp liên quan tới vũ khí hạt nhân;[26]
  6. Việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân thông thường sẽ trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế được áp dụng trong xung đột vũ trang, đặc biệt là các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế. Tuy nhiên, không thể xác định việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không trong trường hợp tự vệ, khi sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy;[27]
  7. Các nước có nghĩa vụ thực hiện giải trừ hạt nhân một cách toàn diện, thiện chí dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt và hiệu quả.[28]

Kết quả biểu quyết như sau:[29]

Thẩm phánQuốc giaKết luận 1Kết luận 2Kết luận 3Kết luận 4Kết luận 5Kết luận 6Kết luận 7
Chủ tịch Mohammed Bedjaoui AlgérieThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Phó Chủ tịch Stephen M. Schwebel Hoa KỳThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnChốngThuận
Thẩm phán Shigeru Oda Nhật BảnChốngThuậnThuậnThuậnThuậnChốngThuận
Thẩm phán Gilbert Guillaume PhápThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnChốngThuận
Thẩm phán Mohamed Shahabuddeen GuyanaThuậnThuậnChốngThuậnThuậnChốngThuận
Thẩm phán Christopher Weeramantry Sri LankaThuậnThuậnChốngThuậnThuậnChốngThuận
Thẩm phán Raymond Ranjeva MadagascarThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Thẩm phán Sử Cửu Dung Trung QuốcThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Thẩm phán Carl-August Fleischhauer ĐứcThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Thẩm phán Abdul G. Koroma Sierra LeoneThuậnThuậnChốngThuậnThuậnChốngThuận
Thẩm phán Géza Herczegh HungaryThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Thẩm phán Vladlen S. Vereschetin (ru) NgaThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Thẩm phán Luigi Ferrari Bravo ÝThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnThuận
Thẩm phán Rosalyn Higgins Vương quốc AnhThuậnThuậnThuậnThuậnThuậnChốngThuận
Kết quả (Thuận–Chống):13–114–011–314–014–07–7[30]14–0

Kết luận thứ sáu

Đối với kết luận thứ sáu, bảy thẩm phán Tòa án Quốc tế biểu quyết chống. Tuy nhiên, ba trong số bảy thẩm phán (Thẩm phán Shahabuddeen, Weeramantry và Koroma) giải thích rằng sở dĩ biểu quyết chống là vì họ cho rằng không có ngoại lệ cho nguyên tắc việc sử dụng vũ khí hạt nhân là bất hợp pháp (kể cả trường hợp sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy). Thẩm phán Oda biểu quyết chống vì cho rằng Tòa án Quốc tế ngay từ đầu không nên thụ lý đơn yêu cầu kết luận tư vấn.

Trong ý kiến phản đối của mình, Phó Chủ tịch Schwebel lập luận rằng:

Không thể chấp nhận quan điểm việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên một phạm vi sẽ – hoặc có thể – dẫn đến cái chết của hàng triệu người trong một trận cuồng hỏa và bụi phóng xạ trên diện rộng, có tác hại nguy hiểm về không gian, thời gian và biến phần lớn hoặc toàn bộ Trái Đất thành một hoang địa là hợp pháp.

Và Thẩm phán Higgins lưu ý rằng bà không

loại trừ khả năng vũ khí hạt nhân là bất hợp pháp về luật nhân đạo nếu việc sử dụng vũ khí hạt nhân không thể đáp ứng các yêu cầu của luật nhân đạo.[31]

Liên quan

Kết xuất đồ họa Kết quả thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (1947–2019) Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2016 Kết quả chi tiết Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia 2017 Kết hợp dân sự Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2010 Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2011 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2015 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2009

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân https://en.wikipedia.org/wiki/File:Flag_of_WHO.svg https://en.wikipedia.org/wiki/File:UN_General_Asse... http://www.worldlii.org/int/cases/ICJ/1996/3.html https://web.archive.org/web/20160303174330/http://... https://web.archive.org/web/20051220163743/http://... https://web.archive.org/web/20070927002435/http://... https://web.archive.org/web/20170704085954/http://... https://web.archive.org/web/20210417152217/http://... https://web.archive.org/web/20171018153630/http://... https://web.archive.org/web/20120227095818/http://...